Trang Chủ » Kỹ thuật EDR và RCA trực quan nhằm đơn giản hóa việc gỡ rối hệ thống log trong kiến trúc microservice
- Author : Brandon Fang
- Translator : Maeve Ngo
Kỹ thuật EDR và RCA trực quan nhằm đơn giản hóa việc gỡ rối hệ thống log trong kiến trúc microservice
Nội dung
Trong hệ thống kiến trúc microservices phân tán ngày nay, các dịch vụ phần mềm thường bao gồm nhiều mô-đun độc lập, có thể hoạt động tự chủ. Các dịch vụ này được phát triển độc lập, triển khai nhanh chóng, tính linh hoạt cao, thậm chí có thể tăng cường tính linh hoạt và khả năng mở rộng của hệ thống.
Tuy nhiên, nhược điểm của kiến trúc microservice là việc quản lý ngày càng phức tạp. Các vấn đề phát sinh từ sự không đồng nhất về định dạng dữ liệu và định tuyến API phức tạp làm tăng khó khăn đáng kể trong việc khắc phục sự cố, đặt ra những thách thức bảo mật mới cho doanh nghiệp bao gồm xác thực, ủy quyền và bảo mật dữ liệu. Để giải quyết một cách hiệu quả những mối lo ngại này, ngoài việc duy trì thu thập, bảo tồn và quản lý log để dễ dàng tìm ra vấn đề thì việc xác định chính xác vị trí của vấn đề là việc bắt buộc. Doanh nghiệp phải xử lý như thế nào? Tại sao EDR và RCA lại quan trọng đối với doanh nghiệp?
EDR là gì và vì sao nó lại cần thiết?
EDR là viết tắt của Endpoint Detection and Response. EDR là một công nghệ bảo mật máy tính được sử dụng để bảo vệ điểm cuối, liên tục theo dõi và phát hiện các mối đe dọa cũng như hành vi bất thường trên các thiết bị điểm cuối như máy tính, điện thoại, máy chủ, v.v.
Tầm quan trọng của EDR nằm ở khả năng giám sát các thiết bị đầu cuối trong thời gian thực, cho phép các nhóm nhân viên bảo mật nhanh chóng phát hiện các mối đe dọa và tấn công tiềm ẩn khi nhận thấy có các hoạt động đáng ngờ, EDR sẽ kịp thời cảnh báo nhân viên để có biện pháp ngăn chặn kịp thời sự phát triển của các cuộc tấn công hệ thống. Hơn thế nữa, EDR còn có khả năng phát hiện và phân tích các mối đe dọa trên phạm vi rộng, xác định bản chất, nguồn gốc và phạm vi của các mối đe dọa để ngăn chặn các sự cố tương tự xảy ra.
Trong lĩnh vực kỹ thuật số, EDR đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các cơ chế phản hồi và giám sát bảo mật, từ đó củng cố khả năng phòng thủ an ninh mạng của doanh nghiệp và bảo vệ tài sản kỹ thuật số.
RCA là gì và tầm quan trọng của nó trong kiến trúc microservice?
RCA là viết tắt của Rootcause Analysis, một phương pháp giải quyết sự cố, nhằm xác định nguyên nhân thực sự của vấn đề thông qua phân tích có hệ thống, giải quyết vấn đề cốt lõi chứ không phải bề nổi của vấn đề. Mục tiêu của RCA là ngăn chặn các sự cố tái diễn.
Trong quá trình xảy ra lỗi hoặc sự cố trong kiến trúc microservice, điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân gốc rễ để ngăn sự cố tái diễn, tạo điều kiện để cải tiến và tối ưu hóa liên tục một cách hiệu quả, thay vì chỉ xử lý các lỗ hổng. Tuy nhiên, vì trong kiến trúc microservice, hệ thống được chia thành các phần nhỏ, các dịch vụ riêng biệt, mỗi thành phần dịch vụ chịu trách nhiệm về chức năng cụ thể và thường khó thực hiện quy trình RCA.
digiLogs: Hỗ trợ doanh nghiệp phân tích tự động EDR và RCA
TPIsoftware giải quyết vấn đề phát hiện sự cố thủ công không hiệu quả thông qua nền tảng quản lý Log tập trung là digiLogs. Tận dụng các cơ chế phát hiện linh hoạt như Agent-based, Agentless và API Collector, digiLogs cho phép thu thập Log theo thời gian thực từ máy chủ hệ thống, hỗ trợ hơn 55 định dạng dữ liệu hệ thống. Doanh nghiệp có thể ghi lại các tệp nhật ký một cách toàn diện, hiệu quả mà không bị gián đoạn.
Hệ thống giám sát điểm cuối EDR của digiLogs cung cấp toàn diện về tất cả các điểm cuối thông qua sơ đồ giám sát toàn diện, cho phép doanh nghiệp nắm bắt nhanh trạng thái của hệ thống. Khi có sự cố phát sinh ở điểm cuối, digiLogs giúp phân tích vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, hỗ trợ nhân sự ngay lập tức và theo dõi chính xác để giải quyết sự cố.
Hơn nữa, digiLogs sử dụng các kỹ thuật theo dõi phân tán để đạt được các mục tiêu RCA dựa trên các điểm kích hoạt cảnh báo đã được cấu hình. Nó cũng cho phép truy vấn các bản ghi nhật ký theo ngữ cảnh của các điểm có vấn đề để phân tích, giải quyết hiệu quả tình huống khó xử lý mà nhân viên IT truyền thống gặp phải khi liên tục tìm kiếm nhật ký để truy xuất ra lỗi. Việc này giúp rút ngắn thời gian trung bình để khắc phục lỗi (MTTR), cho phép khôi phục hệ thống nhanh hơn về trạng thái ổn định.
Khả năng quản lý log mạnh mẽ của digiLogs giúp giải phóng nhân viên IT khỏi những nhiệm vụ khó khăn là đánh giá ưu và nhược điểm của phần mềm mã nguồn mở, đánh giá độ ổn định của phần cứng và phần mềm hệ thống cũng như tiến hành bảo trì bảo mật thường xuyên. Việc này cho phép doanh nghiệp tập trung hơn vào việc tăng trưởng doanh thu, thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.
Bạn đang tìm cách nâng cao khả năng phát hiện các sự cố điểm cuối của doanh nghiệp mình? Hoặc bạn đang tìm kiếm giải pháp phân tích nguyên nhân gốc rễ và giải quyết vấn đề dễ dàng, hiệu quả thông qua hệ thống mạng topology trực quan? Hãy để TPIsoftware hỗ trợ bạn khắc phục nhược điểm của mình trong việc duy trì kiến trúc phân tán.
Read More: Log Management: The Pivotal Approach to Regulatory Compliance for Health Information Systems